GIỚI THIỆU PHÒNG THÍ NGHIỆM AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG

1. Lịch sử hình thành

Phòng thí nghiệm “An toàn, Vệ sinh lao động” có tên Tiếng Anh là “Lab of Occupational Health and Safety”, tên viết tắt: LAOHS. Phòng thí nghiệm LAOHS có tiền thân là Phòng thí nghiệm Khoan - Nổ mìn từ năm 2000 thuộc Bộ môn Khai thác lộ thiên, Trường đại học Mỏ - Địa chất. Phòng thí nghiệm LAOHS đặt tại Khu Tiểu dự án Phòng thí nghiệm trong Khu B, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Cổ Nhuế 2, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam. LAOHS hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ môn Khai thác lộ thiên, đội ngũ các nhà khoa học ngành khai thác mỏ, thuộc Trường đại học Mỏ - Địa chất.

2. Chức năng, nhiệm vụ

2.1. Chức năng

  - Củng cố lý thuyết và thực hành các môn học thuộc ngành An toàn, Vệ sinh lao động như: Vệ sinh lao động; Ergonomy; Kỹ thuật An toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; Nhận diện và quản lý rủi ro các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất; Phương tiện bảo vệ cá nhân; Tin học ứng dụng về quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp; Vệ sinh lao động và độc chất học 1 và 2; Phòng chống cháy nổ; An toàn thiết bị vận chuyển; Đánh giá và quản lý rủi ro môi trường lao động; Cấp cứu mỏ,…

  - Giúp sinh viên giải các bài toán chuyên ngành bằng các phần mềm chuyên dụng như: Nhận diện và quản lý rủi ro các yếu tố nguy hiểm; Xây dựng các modul mô phỏng các tình huống mất an toàn lao động để nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro; ứng dụng các phần mềm về đánh giác mức độ mất an toàn lao động và nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp; xác định tác động của sóng chấn động nổ mìn, sóng đập không khí và đá văng tới các công trình cần bảo vệ xung quanh mỏ; mô phỏng sự phát tán bụi, khí độc, bức xạ và phóng xa trong quá trình lao động để nhận diện khả năng gây các bệnh nghề nghiệp,…

  - Giúp sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có môi trường và công cụ tin học phần mềm tiên tiến, hiện đại nghiên cứu giải các bài toán đang là thách thức trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động: thu thập dữ liệu về an toàn, vệ sinh lao động từ đó phân tích, đánh giá và dự báo và an toàn, Vệ sinh lao động; mô phỏng tối ưu các thông số và hệ thống lớn điều kiện môi trường làm việc và khả năng gây mất an toàn lao động,….

-   - Hỗ trợ các nhóm nghiên cứu tiếp cận với các điều kiện an toàn và Vệ sinh công nghiệp ở Việt Nam và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới; hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ và công bố các kết quả thông qua các bài báo có chất lượng cao và uy tín.

- Hỗ trợ kết nối giữa sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh giữa Bộ môn chuyên ngành với các khoa, viện nghiên cứu trong và ngoài trường khi tìm việc, tìm người và phát triển nghiên cứu về lĩnh vực an toàn, VSLĐ.

-2.2. Nhiệm vụ

  - Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ngành An toàn, VSLĐ;

  - Nghiên cứu mô phỏng, tối ưu điều kiện lao động đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp trong lao động;

  - Sử dụng các phầm mềm 3D, các phần mềm có bản quyền và các phần mềm mã nguồn mở về đánh giá mức độ an toàn vệ sinh lao động;

  - Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong dự báo nguy cơ gây mất an toàn lao động và những điều kiện làm việc không thuận lợi có thể gây các bệnh nghề nghiệp;

  - Đo quan trắc môi trường lao động bao gồm: bức xạ, phóng xạ, độ rọi, nồng đồ bụi, khí độc, tiếng ồn, rung, sóng chấn động,…

  - Đo giám sát dịch động biến dạng bờ mỏ và sườn dốc; phân tích và đánh giá ổn định bờ mỏ và bãi thải; phân tích dự báo ổn định bờ mỏ, bãi thải và sườn dốc trong điều kiện động (có tác động của nước, sóng chấn động nổ mìn, rung lắc,…);

  - Đo giám sát và nghiên cứu giảm thiểu các tác hại gây ra do nổ mìn,…

3. Các bài thí nghiệm, thực hành

3.1. Bài thí nghiệm, thực hành 01

3.1.1. Tên bài thí nghiệm, thực hành: Nhận diện, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường lao động.

3.1.2. Mục tiêu: Sinh viên nhận dạng các các yếu tố nguy hiểm có hại tới sức khỏe của người lao động trong quá trình sản xuất, đánh giá nguy cơ, mức độ rủi ro trong sản xuất.

3.1.3. Nội dung chính bài thí nghiệm, thực hành:

- Phương pháp xác định các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất như cháy nổ, các bức xạ, phóng xạ độc hại, kiểm tra điều kiện vi khí hậu, ánh sáng nơi làm việc và các sự cố mất an toàn có thể xảy ra.

- phương pháp kiểm tra các điều kiện về Ergonomy mối quan hệ giữa con người và môi trường làm việc.

- phương pháp triển khai công tác kiểm tra, tự kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở.

- đánh giá nguy cơ, mức độ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sản xuất.

- Các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ, kỹ thuật vệ sinh lao động, phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động.

- Nghiệp vụ khai báo, kiểm tra, lập biên bản thống kê, báo cáo định kỳ TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

3.1.4. Thời gian thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: 2 tiết.

3.1.5. Số lượng sinh viên trong 01 nhóm: 10-20.

3.1.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: Các phần mềm mô phỏng, mô hình các quá trình sản xuất và các video clip minh họa cùng các văn bản phục vụ quá trình khai báo thống kê an toàn, VSLĐ.

3.1.7. Vật tư sử dụng cho 01 nhóm: 2-3 máy tính kết nối mạng internet và có cài phần mềm chuyên dụng; giấy, bút đồng hồ bấm giây để lấy số liệu, ghi chép, phân tích và đánh giá quá trình sản xuất thực tế qua các video clip.

3.1.8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Hoàn thành đầy đủ 100% giờ thực hành/ thí nghiệm/ thực tập và có báo cáo kết quả.

- Hoàn thành đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện.

- Chủ động chuẩn bị các nội dung và thực hiện giờ tự học theo học phần môn học.

3.2. Bài thí nghiệm, thực hành 02

3.2.1. Tên bài thí nghiệm, thực hành: Vệ sinh lao động

3.2.2. Mục tiêu: giúp sinh viên xác định các điều kiện vật lý tác động tới sức khỏe tức thời và lâu dài hoặc năng suất của người lao động như: Vi khí hậu, tiếng ồn, rung, bức xạ phóng xạ, chiếu sáng bụi, hóa chất độc hại, vi sinh vật có hại,…

3.2.3. Nội dung chính bài thí nghiệm, thực hành:

- Phân tích các yếu tố về môi trường vật lý của người lao động như: Vi khí hậu, tiếng ồn, rung, bức xạ phóng xạ, chiếu sáng bụi, hóa chất độc hại, vi sinh vật có hại,…

- Thực hành đo các yếu tố vật lý của môi trường lao động bằng các thiết bị đo chuyên dụng được trang bị tại phòng thí nghiệm.

- Giới thiệu về các thiết bị đo, nguyên lý làm việc, các thức lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu, ghi chép kết quả đo vào bảng số liệu.

- Nắm được các chỉ tiêu VSLĐ giới hạn của các yếu tố vật lý, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá về điều kiện lao động của người lao động.

- Xây dựng các giải pháp công nghệ và kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện môi trường vật lý trong điều kiện lao động hiện tại là phòng thí nghiệm.

3.2.4. Thời gian thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: 3 tiết.

3.2.5. Số lượng sinh viên trong 01 nhóm: 10-20.

3.2.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: Máy tính có cài các phần mềm cơ bản, các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm. tốc độ và hướng gió, bức xạ, tiếng ồn, rung, thiết bị đo phóng xạ, thiết bị đo độ sáng, đo nồng độ bụi, khí độc,…

3.2.7. Vật tư sử dụng cho 01 nhóm: 1 máy tính kết nối mạng internet và có cài phần mềm chuyên dùng nhập số liệu quan trắc môi trường vật lý và dự báo điều kiện lao động.

3.2.8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sử dụng thành thạo máy vi tính và internet để thiết kế và tìm kiếm tài liệu;

- Sử dụng thành thạo các thiết bị quan trắc chuyên dụng, cách thức tiến hành đo, lấy mẫu, bảo quản và phân tích mẫu;

- Tham khảo, chọn lọc tài liệu từ thư viện điện tử và thư viện của Bộ môn, Khoa và Trường;

- Sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) để tìm kiếm thông tin, mở rộng vấn đề.

- Hiểu về nguyên lý tác động của các yếu tố vật lý đến người lao động, nắm được các chỉ tiêu VSLĐ giới hạn nhằm chỉ ra ngay các yếu tố gây hại đang trực tiếp tác động tới người lao động, đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện môi trường vật lý đến sức khỏe và năng suất người lao động.

3.3. Bài thí nghiệm, thực hành 03

3.3.1. Tên bài thí nghiệm, thực hành: Ergonomy

3.3.2. Mục tiêu: giúp sinh viên ứng dụng các khoa học sinh học về người kết hợp với các khoa học khác vào người lao động và môi trường của họ, nhằm mang lại sự thỏa mãn tối đa cho người lao động, đồng thời tăng năng suất lao động.

3.3.3. Nội dung chính bài thí nghiệm, thực hành:

- Phân tích khoa học sinh học về người, đặc điểm sinh trắc học, cơ chế sinh học tâm lý học của người lao động và các yếu tố vật lý môi trường như: tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, lạnh, bức xạ, hệ thống cơ thể rung động: thính giác, thị giác, cảm giác,…

- Phân tích chỉ ra những điểm bất hợp lý về môi trường lao động gây ra tới khả năng đảm bảo an toàn và tâm lý lao động của công nhân trong quá trình vận hành sản xuất.

- thiết kế vị trí lao động, tư thế làm việc phù hợp với đặc điểm sinh trắc học, tâm lý lao động và môi trường làm việc.

- phân tích thiết kế máy móc công cụ lao động đảm bảo cho người lao động có điều kiện lao động tối ưu tư thế làm việc thoải mái, điều kiện vi khí hậu và chiếu sáng đảm bảo tránh các bệnh nghề nghiệp.

- Đánh giá khả năng cải thiện tốt Ergonomy bằng cách thiết kế một công việc để cho phép có tư thế tốt, ít gắng sức hơn, ít chuyển động hơn, độ cao và tầm với tốt hơn thì công việc sẽ hiệu quả.

3.3.4. Thời gian thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: 3 tiết.

3.3.5. Số lượng sinh viên trong 01 nhóm: 10-20.

3.3.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: Máy tính có cài các phần mềm mô phỏng các điều kiện an toàn. Phần mềm chuyên dụng trong phân tích Ergonomy.

3.3.7. Vật tư sử dụng cho 01 nhóm: 2-3 máy tính kết nối mạng internet và có cài phần mềm chuyên dùng để mô phỏng các điều kiện môi trường vật lý và đặc điểm sinh học con người khi lao động. Các tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật an toàn và vệ sinh lao động.

3.3.8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Sử dụng thành thạo máy vi tính và internet để thiết kế và tìm kiếm tài liệu;

- Sử dụng thành thạo phần chuyên dụng;

- Tham khảo, chọn lọc tài liệu từ thư viện điện tử và thư viện của Bộ môn, Khoa và Trường;

- Sử dụng ngoại ngữ (tiếng Anh) để tìm kiếm thông tin, mở rộng vấn đề.

- Hiểu về khoa học sinh học về người, đặc điểm sinh trắc học, cơ chế sinh học tâm lý học của người lao động và các yếu tố vật lý môi trường như: tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt, lạnh, bức xạ, hệ thống cơ thể rung động: thính giác, thị giác, cảm giác,.., và cơ chế tác động động tới người lao động.

3.4. Bài thí nghiệm, thực hành 04

3.4.1. Tên bài thí nghiệm, thực hành: Phương tiện bảo vệ cá nhân

3.4.2. Mục đích bài thực hành: Sinh viên làm quen với các thiết bị bảo vệ cá nhân trong quá trình lao động sản xuất.

3.4.3. Nội dung bài thí nghiệm, thực hành:

- Phân tích điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa.

- Phân tích công dụng của các loại phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến.

cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc

- Hướng dẫn cách thức sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân.

- đưa ra các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.

3.4.4. Thời gian thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: 3 tiết.

3.4.5. Số lượng sinh viên trong 01 nhóm: 15-20.

3.4.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm: Máy tính có cài các phần mềm mô phỏng, phân tích an toàn, Các trang thiết bị bảo hộ lao động cơ bản.

3.4.7. Vật tư sử dụng cho 01 nhóm: 2-3 máy tính kết nối mạng internet Các thiết bị bảo hộ lao động.

3.4.8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Hoàn thành đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện.

- Hiểu biết tính năng, công dụng và cách thức sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân cơ bản.

- Nghiên cứu đề xuất cải biến kết cấu, chất liệu của các phương tiện bảo vệ cá nhân làm tạo điều kiện lao động thoải mái và tăng hiệu quả phòng tránh bệnh nghề nghiệp.

3.5. Bài thí nghiệm, thực hành 05

3.4.1. Tên bài thí nghiệm, thực hành: Quản lý và Phòng chống cháy nổ

3.4.2. Mục đích bài thí nghiệm, thực hành:

Mục tiêu của bài thực hành là để cho sinh viên có hiểu biết và nắm được các quy chuẩn, quy phạm về an toàn trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Qua bài thực hành sinh viên nắm được những quy trình bảo quản vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp; kiểm tra phương tiện nổ trước khi sử dụng; lập các hộ chiếu khoan nổ mìn; xác định các yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn trong việc sử dụng thuốc nổ.

3.4.3. Nội dung chính bài thí nghiệm, thực hành:

Qua bài thực hành, yêu cầu sinh viên hiểu và chủ động nắm vững các quy định an toàn vật liệu nổ công nghiệp, lập hộ chiếu khoan nổ mìn; cách thức đấu ghép mạng nổ, thực hiện các biện pháp báo hiệu trong thực hành nổ mìn; xác định các khoảng cách an toàn về đá bay, sóng chấn động và sóng đập không khí.

3.4.4. Thời gian thực hiện bài thí nghiệm, thực hành: 3 tiết.

3.4.5. Số lượng sinh viên trong 01 nhóm: 15-20.

3.4.6. Thiết bị sử dụng thực hiện bài thí nghiệm, thực hành:

Mô hình sơ đồ đấu ghép mạng nổ mìn; máy tính cài phần mềm chuyên dụng trong ngành mỏ và máy chiếu trình giúp sinh viên quan sát và hiểu được quy mô vụ nổ; thuốc nổ, phương tiện nổ, cách đấu ghép mạng nổ; Các mô hình thuốc nổ; phương tiện nổ bao gồm: dây cháy chậm, dây nổ, dây điện; kíp nổ tức thời; kíp nổ vi sai; kíp điện; kíp nổ phi điện, các thiết bị đo điện trở, mô hình đấu ghép mạng nổ thu nhỏ,... các thiết bị máy đo chấn động và sóng đập không khí, máy đo nồng độ bụi và khí độc.

3.4.7. Vật tư sử dụng cho 01 nhóm: Các loại thuốc nổ và phương tiện nổ dạng mô phỏng (không có khả năng gây nổ)

3.4.8. Nhiệm vụ của sinh viên:

- Tìm hiểu về tính chất, công dụng và đặc điểm của từng loại thuốc nổ, phương tiên nổ công nghiệp; đảm bảo an toàn trong công tác bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

- Biết sử dụng các phần mềm hỗ trợ trong tính toán, thiết kế mô phỏng mạng nổ mìn.

- Biết cách kiểm tra kíp và dây truyền tín hiệu nổ, đo điện trở kíp điện, cách thi công nạp thuốc, cắt và đấu ghép phương tiện nổ vào mạng nổ.

- Biết xử dụng các thiết bị khởi nổ, thiết bị đo sóng chấn động và sóng đập không khí, máy đo nồng độ bụi và khí độc.

- Kiểm tra, tính toán các phương án an toàn trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

4. Các hướng nghiên cứu

- Nhận diện và quản lý rủi ro các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất;

- Ergonomy;

- Vệ sinh lao động và sức khỏe nghề nghiệp;

- Kỹ thuật an toàn trong sản xuất;

- Công cụ phân tích và đánh giá môi trường lao động;

- Nghiên cứu phương tiện bảo vệ cá nhân;

- Kỹ thuật an toàn trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;

- Kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động trong khai thác mỏ, tuyển khoáng, xây dựng và khai thác dầu khí;

- Tin học ứng dụng trong nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro trong sản xuất;

- Quản lý hệ thống thông tin an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp;

- Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong an toàn, vệ sinh lao động.

5. Đội ngũ cán bộ:

- GS.TS. Bùi Xuân Nam, Trưởng PTN

- PGS.TS. Trần Quang Hiếu, Phụ trách chuyên môn

- PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn

- PGS.TS. Phạm Văn Hòa

- GVC.TS. Lê Quí Thảo

- GVC.TS. Đỗ Ngọc Hoàn

- GVC.TS. Nguyễn Đình An

- GVC.TS. Lê Thị Thu Hoa

- GVC.TS. Trần Đình Bão

- GVC.TS. Nguyễn Hoàng

- GCV.ThS. Phạm Văn Việt

 - Các NCS của Bộ môn KTLT

6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Cơ sơ vật chất và trong thiết bị của PTN An toàn, Vệ sinh lao động nhằm phục vụ chính cho công tác đào tạo, thực hành cho sinh ngành Kỹ thuật An toàn, VSLĐ và các ngành có liên quan đến công tác bóc tách đất đá, nổ mìn. PTN đồng thời phục vụ nghiên cứu và hỗ trợ thí nghiệm thực hành cho các học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trong ngành An toàn, VSLĐ.

Ngoài ra còn có các cán bộ là giảng viên có trình độ chuyên sâu của Bộ môn KTLT tham gia hướng dẫn thực hành và làm thí nghiệm trong các hoạt động NCKH của sinh viên cũng như các hoạt động nghiên cứu hợp tác chuyển giao công nghệ khai thác mỏ của Bộ môn, Khoa Mỏ và Trường đại học Mỏ - Địa chất.

6.1. Cơ sở vật chất

Hiện tại, cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện có của PTN An toàn, Vệ sinh lao động bao gồm các thiết bị thu thập dự liệu, xử lý và hiển thị dữ liệu với các phần mềm chuyên dụng trong ngành An toàn, Vệ sinh lao động.

Bảng 1. Cơ sở vật chất Phòng thí nghiệm An toàn, Vệ sinh lao động

TT

Tên thiết bị

Số lượng

1

Điều hòa treo tường

03 chiếc

2

Quạt treo tường

09 chiếc

3

Bảng viết đa năng có màn chiếu

01 chiếc

4

Máy chiếu

01 chiếc

5

Bàn + ghế làm việc

01 bộ

6

Bàn + ghế giảng dạy và học tập

01 bộ

7

Tử sắt đựng tài liệu

04 tủ

8

Máy tính để bàn

01 bộ

9

Máy in A4

01 chiếc

6.2. Trang thiết bị

Bảng 2. Danh mục thiết bị Phòng thí nghiệm An toàn, Vệ sinh lao động

TT

Tên thiết bị

Số lượng

Năm đưa vào sử dụng

1

Máy quay phim tốc độ cao

01 chiếc

2000

2

Buồng Thử nổ

01 chiếc

2001

3

Máy nổ mìn điều khiển từ xa

01 chiếc

2002

4

Thiết bị đo nhiệt lượng nổ

01 chiếc

2002

5

Máy đo bụi EPAM

01 chiếc

2002

6

Thiết bị đo khí IMR

01 chiếc

2001

7

Thiết bị đo vi sai

01 chiếc

2001

8

Máy đo chấn động nổ mìn

01 chiếc

2000

9

Máy đo tốc độ nổ

01 chiếc

2000

 7. Hợp tác phát triển (trong nước, quốc tế)

7.1. Hợp tác trong nước


7.2. Hợp tác quốc tế

8. Định hướng phát triển

Định hướng phát triển của PTN An toàn, Vệ sinh lao động tập trung vào một số vấn đề chính sau:

- Ổn định và tiến tới hoàn thiện về tổ chức của PTN An toàn, Vệ sinh lao động thích ứng với quy chế hoạt động của phòng thí nghiệm bộ môn;

- Nâng cao trình độ cán bộ hướng dẫn thí nghiệm và cán bộ giảng dạy cả về số lượng và chất lượng, trong đó chú trọng các cán bộ có trình độ từ thạc sĩ trở lên, đồng thời xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ trình độ vận hành khai thác các hệ thống thiết bị của PTN;

- Nâng cao trình độ ngoại ngữ của các cán bộ hướng dẫn thí nghiệm và cán bộ giảng dạy, đảm bảo giao tiếp và làm việc tốt với chuyên gia nước ngoài, trong các hội thảo quốc tế, trong việc nghiên cứu tài liệu và tiến tới một bộ phận cán bộ khoa học có thể tham gia trao đổi khoa học chuyên sâu trong lĩnh vực của PTN.

- Tập trung nâng cao và hoàn thiện về phương pháp, công nghệ xây dựng, thí nghiệm mô hình trong lĩnh vực an toàn, vệ sinh lao động;

- Quản lý, khai thác tốt cơ sở vật chất được đầu tư cho PTN bao gồm cả hạ tầng và hệ thống thiết bị, đảm bảo đạt hiệu quả đầu tư.

Bảng 2.  Định hướng nhu cầu mua sắm trang thiết bị, phần mềm phát triển

phòng thí nghiệm An toàn, vệ sinh lao động

STT

Tên thiết bị/phần mềm với các chỉ tiêu kỹ thuật chính

Xuất xứ (hãng sản xuất)

Số lượng

Tính năng và công dụng của thiết bị phục vụ PTN

A

Thiết bị phục vụ thí nghiệm

1

Máy đo 4 khí Honeywell MicroClip XL MCXL-XWHM-Y-OE

Honeywell (Mexico)

03

 

Sử dụng phục vụ đo chất lượng môi trường lao động

2

Máy đo bức xạ nhiệt KIMO SL100

KIMO (Pháp)

02

 

Sử dụng phục vụ đo chất lượng môi trường lao động

3

Thiết bị đo phóng xạ Dosimeter STORA-TU

Ecotest

(Ukraine)

01

 

Sử dụng phục vụ đo chất lượng môi trường lao động

4

Máy đo cường độ ánh sáng KYORITSU 5201 (19990 Lux)

KYORITSU

(Nhật Bản)

02

 

Sử dụng phục vụ đo chất lượng môi trường lao động

5

Máy vi tính để bàn

 

02

 

Phục vụ công tác thí nghiệm và xây dựng mô hình mô phỏng

B

Bảo hộ phục vụ thí nghiệm và giảng dạy

1

Áo khoác thí nghiệm

 

30

Thiết bị bảo hộ lao động khi thực hiện thí nghiệm

2

Kính bảo vệ

 

30

Làm trang thiết bị dạy học thí nghiệm an toàn vệ sinh lao động

3

Giày, ủng bảo hộ lao động

 

30

Làm trang thiết bị dạy học thí nghiệm an toàn vệ sinh lao động

4

Gang tay cao su

 

10

Làm trang thiết bị dạy học thí nghiệm an toàn vệ sinh lao động

5

Nút tai bảo hộ

 

50

Làm trang thiết bị dạy học thí nghiệm an toàn vệ sinh lao động

6

Mặt nạ phòng độc

 

20

Làm trang thiết bị dạy học thí nghiệm an toàn vệ sinh lao động

7

Dây đai an toàn

 

10

Làm trang thiết bị dạy học thí nghiệm an toàn vệ sinh lao động

8

Quần áo chống tia xạ

 

5

Làm trang thiết bị dạy học thí nghiệm an toàn vệ sinh lao động

C

Các phần mềm chuyên dùng

1

Phần mềm quản lý kiểm soát an toàn vệ sinh lao động và môi trường oshep-mm.01/06

Việt Nam

01

Sử dụng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong ngành An toàn, VSLĐ.

2

Phần mềm quản lý rủi ro an toàn và sức khỏe môi trường của SAI Global (https://www.saiglobal.com/enau/ compliance_and_risk/environment _health_and_safety_software_ehs/).

Úc

01

 

Sử dụng trong đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong ngành An toàn, VSLĐ.

 9. Các kết quả đạt được

Khi triển khai PTN An toàn, Vệ sinh lao động sẽ bổ sung và thực nghiệm những kết quả về đào tạo và nghiên cứu khoa học như sau:

-  Hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên;

- Phục vụ quá trình đào tạo của các NCS, học viên cao học, sinh viên trong thực hiện luận án, luận văn, đồ án tốt nghiệp đã sử dụng PTN;

- Hướng dẫn sinh viên ngành An toàn, Vệ sinh lao động tham quan thực tập, thực tập kỹ sư, thực tập tốt nghiệp và các đơn vị sản xuất;

- Phục vụ chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội (thực hiện các dự án, hợp đồng lao động sản xuất sử dụng phòng thí nghiệm với các phần mềm ngành An toàn, Vệ sinh lao động).